ISFJ là một trong 16 nhóm tính cách trong bài trắc nghiệm tính cách MBTI đang phổ biến hiện nay. Thế nhưng ISFJ là gì? Đặc trưng nào có sẵn trong một ISFJ, họ có phổ biến trong dân số thế giới và ISFJ phù hợp với những công việc nào? Tại sao ISFJ lại được gọi là Người nuôi dưỡng? Tất tần tật những điều liên quan đến ISFJ sẽ được Testonlinefree.com bật mí ngay trong bài viết dưới đây.
1. ISFJ là gì?
ISFJ là viết tắt từ 4 chữ cái tiếng anh bao gồm Introverted/ Hướng nội (Nguồn năng lượng chính), Sensing/ Giác quan (Cách tiếp nhận, đánh giá thông tin), Feeling/ Cảm xúc (Cách đưa ra quyết định), Judging/Đánh giá (Cách đối phó với thế giới bên ngoài).
Người thuộc nhóm tính cách ISFJ là những người hướng nội, hướng vào bên trong, tập trung cho những điều thuộc về hiện tại, lắng nghe tiếng nói từ bên trong con tim thay vì sống lý trí, thói quen và nề nếp. ISFJ xem trọng tư duy trật tự, hài hòa và nhịp nhàng đối với tất cả các khía cạnh của cuộc sống xung quanh. Bên cạnh đó, ISFJ cũng là những con người có trách nhiệm cao, tỉ mỉ và rất kiên định. ISFJ là người hướng nội, nhưng đối với việc thấu hiểu con người thông qua cảm xúc tình cảm lại là điểm nổi bật của họ bởi lẽ họ có thế mạnh trong việc quan sát và định hướng người khác. ISFJ được mọi người xung quanh đánh giá họ rất giàu tình cảm, chu đáo và biết quan tâm đến những người bên cạnh.
2. Đặc điểm của nhóm tính cách ISFJ
Những người ISFJ có tính cách được cấu thành hài hòa bởi:
- Introversion/ Hướng nội: ISFJ là người hướng nội, họ ưa thích sự yên tĩnh và thường dành thời gian cho những mối quan hệ thân thiết hơn là những mối quan hệ xã giao. Đối với ISFJ, việc tiếp xúc với những người không thân thiết làm vơi bớt đi nguồn năng lượng sẵn có trong họ.
- Sensing/ Giác quan: ISFJ có xu hướng cảm nhận trực tiếp, cụ thể thay vì trực quan. Họ thường tập trung vào những chi tiết cụ thể hơn là yếu tố bao quát, tổng thể của bức tranh cũng như dành thời gian cho những điều thuộc về hiện tại hơn là những điều thuộc về tương lai vẫn còn chưa xảy đến.
- Feeling/ Cảm xúc: Thay vì dựa vào yếu tố khách quan hay quy luật sẵn có, phần lớn ISFJ có xu hướng ra quyết định dựa vào yếu tố tình cảm, cảm xúc, cảm nhận và niềm tin cá nhân nhiều hơn.
- Judgement/ Đánh giá: Người thuộc nhóm tính cách ISFJ có nguyên tắc trong đánh giá vấn đề, khi tiếp cận vấn đề họ thường có những dự đoán riêng, dựa vào đó sớm lên kế hoạch và thực thi chúng thay vì đưa ra quyết định tự phát hay tùy tiện linh hoạt thay đổi.
3. Điểm mạnh – Điểm yếu của tính cách người nuôi dưỡng ISFJ
Người nuôi dưỡng ISFJ thường rất ấm áp trong mối quan hệ và có trách nhiệm trong công việc. Khiêm tốn trong cách thể hiện năng lực, chăm chỉ và nhiệt tình trong những công việc họ làm. Tương đồng với những nhóm tính cách khác trong 16 tính cách có trong bài kiểm tra MBTI, ISFJ cũng mang trong mình những ưu điểm và hạn chế của riêng mình, hãy cùng Testonlinefree.com tìm hiểu thêm nhé.
3.1 Thế mạnh của người thuộc nhóm tính cách ISFJ
- Thân thiện, hay giúp đỡ người khác: Như đã đề cập bên trên, ISFJ là người có tính cách khiêm tốn, họ giúp đỡ người khác theo bản năng mà không cần phải có sự chú ý từ người khác. ISFJ cũng thường xuyên giúp đỡ mọi người theo tiếng gọi của con tim, chăm chỉ nhiệt huyết và chọn lối sống được cho là giàu tính “nhân văn”. Ngoài ra, họ cũng là những người giàu lòng cảm thông và luôn luôn nỗ lực hành động vì một cuộc sống tươi đẹp hơn.
- Giỏi quan sát: Người nuôi dưỡng ISFJ hướng nội nên thường ít nói, họ thường dành thời gian để quan sát và cảm nhận thế giới xung quanh. ISFJ cũng rất giỏi trong việc lưu giữ những chi tiết rất nhỏ thuộc về người khác và họ cũng mang lại những điều bất ngờ từ góc nhìn, góc quan sát rất tinh tế và khác biệt từ họ.
- Thực tiễn: ISFJ sống thực tế, hay nói khác hơn là không ảo tưởng, mơ mộng. Họ xem trọng tính khả thi, thực tế, và điều đặc biệt là họ có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để nghiên cứu và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn khi đưa chúng vào cùng thực tiễn. Thông qua trải nghiệm thực tế họ học hỏi nhiều hơn thay vì dành thời gian cho việc đọc sách hay học lý thuyết. Bên cạnh đó, họ cũng sở hữu được khả năng thẩm mỹ, yếu tố không gian và tổ chức điều hành nhanh nhạy.
- Nói được, làm được: Người thuộc nhóm tính cách ISFJ bám sát mục tiêu, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Ngoài ra, ISFJ thường có kế hoạch hành động rõ ràng cho đến khi hoàn thành công việc, họ không có thói quen làm dở dang một công việc.
- Nhiệt huyết: Người có tính cách ISFJ có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt huyết và nhiệt tình trong công việc. Không những thế, họ cũng tràn đầy năng lượng tích cực mỗi khi giúp đỡ những người xung quanh hoặc khi họ đã nắm bắt được mục tiêu trong cuộc sống.
- Chi tiết, cẩn thận: ISFJ là người trọng chữ tín, xem trọng nghĩa vụ và trách nhiệm, nên mọi người xung quanh rất tin tưởng họ trong mọi công việc.
3.2 Điểm yếu cần khắc phục của người nuôi dưỡng ISFJ
- Giữ cảm xúc trong lòng: ISFJ thường hiếm khi thể hiện cảm xúc hay khác đi là che giấu cảm xúc thật của bản thân, trừ khi người đối diện là những người thân thiết của họ. Do vậy, nếu cảm xúc mang tính tiêu cực, ISFJ có thể làm chúng trở nên tồi tệ hơn và vượt qua sức chịu đựng của họ.
- Sợ thay đổi: ISFJ thường làm việc theo lịch trình, theo thói quen, chính vì lẽ đó mà đôi khi họ có thể bận lòng bởi những sự biến chuyển của những điều xung quanh. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc họ không giỏi thích nghi mà là vì họ cần có một khoảng lặng để suy nghiệm và chuẩn bị cho những điều mới mẻ.
- Dễ thấy tổn thương tự trọng: Người nuôi dưỡng ISFJ vốn kín đáo, dễ cảm thấy bị động chạm bởi những lời nói bâng quơ từ người khác, họ cũng có thể khởi động chế độ phản kháng khi bị người khác chỉ trích, phán xét. Do vậy, ISFJ có thể sẽ gặp chút khó khăn với những người có tính cách cởi mở. Ngoài ra, để có thể tiến xa hơn trong nấc thang nghề nghiệp, ISFJ nên làm nhỏ cái tôi cá nhân để dung hòa các mối quan hệ liên quan công việc.
- Làm bản thân quá tải: ISFJ có hơi hướng theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo và chưa mạnh dạn từ chối những lời đề nghị. Do vậy, đôi khi họ sẽ gặp có khăn trong việc có quá nhiều việc phải làm với tính cách này.
4. Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với ISFJ và nguyên tắc để thành công
Công việc lý tưởng cho ISFJ sẽ là những công việc có yêu cầu sự tỉ mỉ, tính hệ thống, có mục tiêu cụ thể, quy trình làm việc rõ ràng ở những môi trường làm việc riêng tư, có trật tự. Người thuộc nhóm tính cách ISFJ có thể phù hợp với các ngành nghề như sau:
- Y tá, bác sĩ, nhân viên y tế;
- Cảnh sát;
- Kế toán, Ngân hàng, Thư ký, Quản trị kinh doanh;
- Giáo viên, Chuyên viên đào tạo, Bảo mẫu;
- Nhân viên công tác xã hội;
- Thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất;
- Tiếp viên hàng không;
- Nhân viên phục vụ;
- Lính cứu hoả…
Một điểm đáng lưu tâm, ISFJ nên dành thời gian để trau dồi và rèn luyện bản thân theo một số điểm gợi ý sau để phát huy hết năng lực vốn có của bản thân, cụ thể:
- Tiếp xúc với các cá nhân khác biệt, chấp nhận sự đa dạng: Thay vì bó hẹp bản thân trong không gian của riêng mình, ISFJ hãy dành thời gian tiếp xúc với cộng đồng, linh hoạt và chấp nhận sự đa dạng, sự đổi mới sẽ giúp cho Người nuôi dưỡng ngày càng phát triển hơn.
- Đừng quá kiếm chế, hãy cởi mở hơn: Thay vì dùng tư duy hoàn hảo, cầu toàn, ISFJ nên tập trung cả vào cảm giác và lý trí để biết khi nào nên đưa ra ý kiến và khi nào nên dung hòa trong giao tiếp và hợp tác với những người khác.
- Bước ra khỏi vùng an toàn của bạn: Tuy đã cũ nhưng hoàn toàn hữu ích cho tất cả, điều này cũng đúng với ISFJ – người có xu hướng làm cho mình ngập tràn với công việc. Do vậy, Người nuôi dưỡng hãy mạnh dạn cho những điều mới mẻ, sẵn sàng trải nghiệm, đừng quá khuôn mẫu nữa nhé.
- Hài hước hơn một chút: Người thuộc tính cách ISFJ cũng nên thoải mái trong cách thể hiện, hài hước hơn, đôi khi là bất cần,những điều này chẳng làm ai đó tổn thương mà mang lại điều nhiều niềm vui, sự thú vị, giảm sự căng thẳng cho bản thân và những người xung quanh.
- Đừng lo lắng quá nhiều: Đặc trưng tính cách của người ISFJ là hướng nội và khá nhạy cảm, vì vậy mà họ rất dễ bị lo lắng, đôi khi là quá thận trọng trong giao tiếp hay tiếp cận vấn đề. Do vậy, ISFJ à, hãy cố gắng thả lỏng các quy tắc khắt khe và trở nên linh hoạt hơn để làm vơi đi nỗi lo lắng trong lòng nhé.
5. Các ISFJ phù hợp với nhóm tính cách nào và độ phổ biến của ISFJ?
- Phù hợp nhất: Người có nhóm tính cách ISFJ có mối quan hệ thân thiết, gần gũi với những người cùng nhóm ISFJ và những người thuộc hai nhóm ESFJ và INFJ bởi các bên có nhiều điểm tương đồng với nhau.
- Khác biệt nhưng thu hút: Mặc dù có những sự khác nhau về tính cách, cảm nhận thế giới và hệ giá trị niềm tin, ISFJ dễ bị hấp dẫn đối với những người thuộc nhóm ISFP, ENFJ, ESTJ, ESFP bởi những người này có những cách tiếp cận, nhìn nhận vấn đề và quan điểm về cuộc sống thú vị.
- Bổ sung cho nhau: Người nuôi dưỡng ISFJ có thể gặp một chút khó khăn ban đầu trong việc kết thân với những người thuộc nhóm tính cách ISTP, ENFP, INFP, ESTP, thế nhưng khi đã có thời gian đủ dài các bên sẽ nhận thấy những điểm tương đồng, học hỏi những điểm tốt của đối phương để bổ sung lẫn nhau.
- Dễ tranh chấp, xung đột: ISFJ gặp những trở ngại nhất định khi kết hợp với những đối tượng thuộc nhóm INTP, ENTP, ENTJ, INTJ, vì tính cách của các bên gần như đối lập.
Theo thống kê từ khảo sát thực tế, có 14% dân số thuộc nhóm tính cách ISFJ. Ngoài tên gọi Người nuôi dưỡng, ISFJ cũng gắn liền với tên gọi là Người che chở hay Người bảo vệ bởi vì họ để tâm đến việc chăm sóc, bảo vệ để đảm bảo sự an toàn cho mọi người xung quanh.
6. Những người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ISFJ
Dưới đây là những nhân vật có tiếng tăm cả trong phim ảnh lẫn đời thường mang đặc điểm tính cách của ISFJ, bao gồm:
- Những người nổi tiếng có tính cách ISFJ đặc trưng: Ed Sheeran, Gwyneth Paltrow, Henry Cavill, Beyonce, Selena Gomez, Halle Berry, Kate Middleton…
- Nhân vật ISFJ giả tưởng nổi tiếng: John Watson (Sherlock Holmes), Anastasia Steele (50 Sắc Thái), Leonard Hofstadter (The Big Bang Theory), Forrest Gump, Neville Longbottom (Harry Potter), Sophie Hatter (Howl’s Moving Castle)…
Nhìn chung người thuộc nhóm tính cách ISFJ là những nhân vật đầy nhiệt huyết, đáng tin, họ có thể phớt lờ lợi ích của chính mình để vì lợi ích của người khác, của cộng đồng. Đối với phạm trù công việc, họ là những người cộng tác đầy trách nhiệm và chuyên môn cao, nếu là cấp trên cũng là người sẵn sàng đón nhận và trách nhiệm. Tuy nhiên, để phát triển bản thân ở mức tối ưu hơn, ISFJ nên học cách chọn lọc việc gì nên, không nên làm và chú ý tới cách tiếp thu ý kiến từ người khác.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nhóm tính cách ISFJ, liệu rằng bạn có phải là một ISFJ chính hiệu? Hãy cùng Testonlinefree.com làm thử test MBTI ngay bây giờ nhé!
Tóm lược nội dung