ISFP Là Gì? Giải Mã ISFP Phù Hợp Với Nhóm Tính Cách Nào

ISFP là gì? Chắc hẳn những ai đang quan tâm tìm hiểu về các nhóm tính cách trong bài test MBTI cũng ít nhất một lần đặt ra câu hỏi này. Và tại sao ISFP lại được mọi người gọi họ là Người nghệ sĩ? Liệu rằng người thuộc nhóm tính cách ISFP có hiếm gặp trong cộng đồng chăng? Hãy cùng Testonlinefree.com tìm hiểu rõ hơn về nhóm tính cách ISFP ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. ISFP là gì?

ISFP là 4 chữ cái tiếng anh viết tắt từ Introversion/ Hướng nội, Sensing/ Giác quan, Feeling/ Cảm xúc, Perception/ Nhận thức. ISFP thuộc một trong 16 nhóm tính cách của bài kiểm tra tính cách MBTI, họ là những người dễ tính, thân thiện và theo đuổi hòa bình. ISFP có phong cách sống vui vẻ, lạc quan và linh hoạt để cảm nhận trọn vẹn từng giây phút của cuộc sống chảy qua. Người thuộc nhóm tính cách ISFP có xu hướng tìm kiếm cái đẹp, sở hữu gu thẩm mỹ khác biệt và đáng lưu ý là họ cũng rất tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật, sáng tạo.

Người thuộc nhóm tính cách ISFP có năng khiếu bẩm sinh về nghệ thuật, do đó, ngoài tên gọi là Người nghệ sĩ, Người nghệ nhân thì ISFP cũng được Nhà nghiên cứu Keirsey đặt là Người soạn nhạc.

ISFP là gì – Tìm hiểu về nhóm tính cách ISFP
ISFP là gì – Tìm hiểu về nhóm tính cách ISFP

2. Đặc điểm của nhóm tính cách Người nghệ sĩ ISFP

Người nghệ sĩ ISFP là sự hòa quyện của 4 loại tính cách nhỏ đặc trưng trong MBTI test sau đây:

  • Introversion/ Hướng nội: ISFP hướng nội, họ có xu hướng dành thời gian tương tác với những mối quan hệ thân thiết lâu năm, ưa thích sự yên tĩnh. Họ có thể sẽ cảm thấy bị cạn kiệt nguồn năng lượng nếu phải dành thời gian cho những người chưa thân thiết hay xa lạ.
  • Sensing/ Giác quan: Thay vì sử dụng trực giác, ISFP dùng cảm nhận nhiều hơn trong việc tiếp cận vấn đề, sự việc. Ngoài ra, người nghệ sĩ cũng chú trọng vào tiểu tiết hơn là tổng hòa bức tranh lớn và tập trung vào hiện tại hơn là những gì thuộc về tương lai.
  • Feeling/ Cảm xúc: ISFP khi phải quyết định họ thường có xu hướng dựa vào những giá trị tình cảm cá nhân mang tính chủ quan hơn là tính logic và các yếu tố khách quan khác.
  • Perception/ Nhận thức: Người nghệ sĩ thường xem xét nhìn nhận vấn đề một cách linh hoạt và tùy chỉnh theo từng sự vụ chứ không đưa ra nhận xét hay quyết định nhanh chóng.

3. Điểm mạnh – Điểm yếu của nhóm tính cách ISFP

Người nghệ sĩ ISFP có những điểm mạnh và điểm yếu nào? Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây.

3.1 Thế mạnh của người thuộc nhóm tính cách ISFP?

  • Nghệ thuật: Như đã đề cập trên, ISFP là những người nghệ sĩ nên việc cảm thụ về vẻ đẹp và thẩm mỹ của họ thực sự rất tuyệt vời. Đây cũng chính là điểm nhấn đặc trưng của ISFP, họ có thể dễ dàng sử dụng năng khiếu nghệ thuật này để gây ấn tượng với người khác.
  • Đam mê và nhiệt tình: Người thuộc nhóm tính cách ISFP có thiên hướng ẩn giấu sự đam mê và lòng nhiệt tình tận sâu bên trong. Ngoài ra, ISFP cũng có xu hướng thích tĩnh lặng, không bộc lộ suy nghĩ hay nhiệt huyết ra bên ngoài, tuy nhiên, trường hợp ISFP đã phát hiện được công việc có khả năng thu hút và tạo cảm hứng cho họ, họ sẽ trở nên cực kỳ đam mê.
  • Nhạy cảm và có óc quan sát: ISFP không thích xung đột và tìm kiếm mối quan hệ hài hòa hay hòa bình trong mọi việc. người thuộc nhóm tính cách ISFP cũng là những thiên tài trong việc nhận dạng nhanh chóng trạng thái cảm xúc của bản thân và dễ dàng kết nối với người khác.
  • Quyến rũ và cởi mở: Người nghệ sĩ rất dễ hòa nhập với mọi người, hiếm khi gặp trở ngại trong việc kết bạn bè, họ cũng được mọi người yêu quý bởi sự ấm áp và tính thoải mái.
  • Giàu trí tưởng tượng và tò mò: ISFP có một trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo cao, do vậy mà họ thường có nghĩ ý tưởng đột phá, và dẫn đầu xu hướng trong cộng đồng. Nhờ có kỹ năng cảm nhận về nghệ thuật và giàu trí tưởng tượng, ISFP có thể linh hoạt trong sự kết hợp ý tưởng và giải quyết được rất nhiều vấn đề trong các tình huống chưa có tiên liệu trước đó. Bên cạnh đó, ISFP cũng là người có khiếu truy tìm câu trả lời cho mọi vấn đề, họ sẵn sàng trải nghiệm những điều mới mẻ thậm chí chấp nhận rủi ro và rất ham học hỏi.

3.2 Điểm yếu cần khắc phục của người nghệ sĩ ISFP?

  • Có thể có lòng tự trọng thấp và dễ bị căng thẳng: Người nghệ sĩ hay gặp trở ngại trong việc thể hiện sự tự tin, đặc biệt đối với những người chưa trưởng thành. Bởi do điểm mạnh của ISFP tập trung vào tính nghệ thuật và sự nhạy cảm mà những vấn đề ít liên quan đến nghệ thuật lại ít được họ chú trọng, điển hình như ISFP xem thành tích học tập trường lớp là ít ưu tiên hơn. Bên cạnh đó, vì Người nghệ sĩ sở hữu trong mình nguồn cảm xúc dồi dào, chúng đôi khi cũng chính là rào cản đối với ISFP trong việc đối diện với sự căng thẳng và giải quyết các cuộc xung đột về ý kiến, quan điểm. Điều này có khả năng chạm đến lòng tự trọng của họ, gây ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của người thuộc nhóm tính cách ISFP này.
  • Quá độc lập, đôi khi bỏ qua quy định tiêu chuẩn: Người thuộc nhóm tính cách ISFP tin rằng sự tự do là yếu tố quyết định sự sáng tạo, tư duy và việc thể hiện phong cách nghệ thuật và không quá quan tâm đến các hướng dẫn, quy chuẩn và truyền thống. Điều này có thể dẫn đến khả năng xung đột cao giữa ISFP và những đối tượng có tính cách thiên về truyền thống trong môi trường làm việc cũng như cuộc sống thường ngày.
  • Gặp khó khăn trong môi trường học tập: Không quá đáng ngạc nhiên khi ISFP có khả năng bị bỏ lại phía sau với bạn bè đồng lứa về các lĩnh vực liên quan đến khoa học, công nghệ, hay nghiên cứu bởi họ đã dành nhiều thời gian cho mảng nghệ thuật.
  • Rất cạnh tranh: ISFP được biết đến là người khá nhút nhát đôi khi là dè dặt, tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt họ cũng thể hiện sự cạnh tranh cao. Đặc điểm cạnh tranh này cũng khá phổ biến đối với những người có tính cách SP.
  • Không dự đoán trước: Người thuộc nhóm tính cách ISFP dành thời gian cho cuộc sống hiện tại, họ cũng thường không có thói quen lên kế hoạch dài hạn hay đưa ra một cam kết. Điều này cũng rất dễ tạo ra sự hiểu lầm, gây ra căng thẳng trong những mối quan hệ lãng mạn, thậm chí đôi lúc cũng làm ISFP mất đi mối quan hệ thân thiết.

4. Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với ISFP và nguyên tắc để thành công

ISFP là những con người khác biệt, họ dành thời gian để xây dựng sự nghiệp dựa trên hệ giá trị lõi bên trong chứ không đơn thuần là một công việc. ISFP thích một môi trường làm việc tự do bởi họ là những người có xu hướng sống cho hiện tại, dành trọn vẹn thời gian để cảm nhận chúng, do vậy, những công việc có tính áp lực hay môi trường làm việc khá năng động sẽ không phù hợp với họ. Một không gian riêng tư, nơi có thể tự do sáng tạo chính là môi trường cần thiết cho một ISFP chính hiệu thể hiện tư duy nhận thức nhanh nhạy và con người nghệ sĩ ở họ. Điều thú vị là hầu hết các nghệ sĩ trên thế giới thuộc nhóm tính cách ISFP, họ yêu thích việc dành thời gian quan tâm đến hệ cảm xúc, những hành vi của người khác và sẵn sàng giúp đỡ họ. Vậy đâu sẽ là những ngành nghề phù hợp với ISFP? Testonlinefree.com sẽ bật mí đến bạn danh sách các ngành nghề ngay sau đây:

  • Giáo dục (Giáo viên mầm non, Chăm sóc trẻ em và Phát triển trẻ em, Người làm công tác xã hội, Quản trị viên, Cố vấn);
  • Nhà tâm lý học;
  • Kinh doanh, quản lý và bán hàng (Quản trị nhân sự, Marketing, lý kinh doanh,…);
  • Giải trí, nghệ thuật và thiết kế (Ca sĩ, Nghệ sĩ, Nhạc sĩ, Thiết kế thời trang,…);
  • Dịch vụ sức khỏe và chăm sóc cá nhân (Huấn luyện viên cá nhân, Bác sĩ nhi, Bảo mẫu, Y tá…);
  • Cảnh sát, lính cứu hỏa;
  • Kiểm lâm viên, kiến trúc sư, thợ mộc, thợ may, đầu bếp, thợ kim hoàn.

Một số điểm đáng lưu ý dành cho ISFP mong muốn gặt hái thành công hơn nữa trong sự nghiệp và cuộc sống vui vẻ hơn, cụ thể:

  • Trau dồi ưu điểm và khắc phục khuyết điểm: Dành thời gian nuôi dưỡng, tưới tắm tâm hồn mỗi ngày, giúp đỡ mọi người khi có cơ hội sẽ khuyến khích hơn nữa khả năng sáng tạo và tính nghệ sĩ trong bạn. Bên cạnh đó, ISFP cũng nên đối mặt và tìm giải pháp cho những điểm hạn chế, không đồng nghĩa với thay đổi bản thân mà chính là làm cho bản thân trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn.
  • Lắng nghe mọi thứ: Thay vì ngay lập tức đưa ra ý kiến hay vội vàng gạt bỏ các vấn đề mà hãy chậm lại từng chút, đón nhận thông tin hay sự việc chậm rãi và đầy đủ, sau đó có cái đánh giá riêng của bản thân, sau cùng hãy đưa ra ý kiến.
  • Biểu lộ cảm xúc: Học cách bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, đừng làm kho chứa cho những cảm xúc tiêu cực vì điều đó sẽ không tốt cho sức khỏe cơ thể, nào bộ và những mối quan hệ của chính mình.
  • Thấu hiểu mọi người: Giữ tâm ý hiểu rằng mỗi cá nhân đều khác biệt từ trải nghiệm đến cuộc sống, quan điểm, nên quan điểm khác biệt là điều dễ hiểu. Điều cần làm là hãy tìm hiểu họ là ai, họ thuộc nhóm tính cách nào để có thể hiểu nhau hơn.
  • Hãy đoán nhận chỉ trích: Đôi khi vẫn có những khác biệt về quan điểm giữa bạn và người khác cho dù họ và bạn có mối quan hệ thân thiết và tôn trọng nhau đến thế nào, do vậy hãy xem xét điều đó như là những cơ hội để học hỏi và hoàn thiện bản thân hơn nữa.
  • Chịu trách nhiệm với chính bản thân: Không tìm cách đổ lỗi thay vào đó là học cách chịu trách nhiệm bởi không ai có thể thay chúng ta giải quyết vấn đề cũng như quyết định cuộc sống thay ai.
  • Hãy luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất: Suy nghĩ nhiều về điều gì sẽ có lực hấp dẫn hút chúng lại, do vậy, thay vì suy nghĩ về những điều chưa tốt đẹp thì hãy có thái độ tích cực.
  • Hãy biết chấp nhận: Học cách đối xử với người khác theo cách mà chúng ta muốn, là thái độ hòa nhã, ôn hòa, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào người khác mà hãy học cách chấp nhận một số giới hạn nhất định nào đó trong cuộc sống.
  • Nếu chưa chắc chắn, hãy hỏi lại ngay: Việc nắm bắt được vấn đề sẽ giúp chúng ta tìm được giải pháp hữu ích. Chính vì lẽ đó, đừng ngần ngại hỏi lại, làm rõ những điều chưa sáng tỏ để tiết kiệm thời gian tìm đáp án nhé.

5. ISFP phù hợp với nhóm tính cách nào và độ phổ biến của ISFP?

Người thuộc nhóm tính cách ISFP thường cởi mở, lịch thiệp trong giao tiếp và luôn tìm kiếm cơ hội đóng góp ý kiến bằng những thông tin cụ thể, thực tế để xây dựng mọi thứ tốt đẹp hơn.

  • Đối với ISTP, ESFP, ISFJ: ISFP Dễ dàng chia sẻ các hệ giá trị, niềm tin, sở thích và cách tiếp cận giải quyết vấn đề bởi giữa họ có nhiều điểm tương đồng.
  • Đối với ESTP, ESFJ, ENFP, INFP: Người nghệ sĩ có xu hướng bị thu hút bởi nhóm những tính cách này bởi những điểm khá khác biệt. Tuy nhiên, giữa họ vẫn tồn tại những điểm na ná nhau để tạo ra sự hài hòa trong mối quan hệ.
  • Đối với ISTJ, INFJ, ENFJ, INTP: Sẽ có một chút thách thức ở giai đoạn đầu dành cho ISFP trong việc làm quen, tiệp cận xây dựng mối quan hệ với những nhóm tính cách này. Nhưng khó khăn này sẽ không kéo dài quá lâu, sau một khoảng thời gian họ sẽ nhanh chóng tìm ra tiếng nói chung và nhận biết được những sự khác biệt để hoàn thiện cho nhau.
  • Đối với ENTP, INTJ, ENTJ, ESTJ: Người Nghệ sĩ sẽ gặp khó khăn trong phát triển mối quan hệ với những người thuộc nhóm tính cách này, họ hay xung đột và đối lập trong nhiều khía cạnh. Trường hợp họ dung hòa được mối quan hệ thì chính là cơ hội cho ISFP trui rèn và phát triển hơn nữa, dĩ nhiên cơ hội luôn đi kèm thử thách.

Theo thống kê từ khảo sát thực tế, có khoảng 8% dân số thuộc nhóm tính cách ISFP, thuộc nhóm tính cách phổ biến nhiều ở vị trí thứ 5. Nhóm tính cách ISFP này thường được cho là khó đoán định và mang tính tự phát trong tất cả các loại tính cách cho chứa Introversion/ Hướng nội.

6. Những người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ISFP

Hàng loạt tên tuổi những người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật và chính trường thuộc nhóm tính cách ISFP hay người nghệ sĩ phải kể đến như: Donald Trump (Cựu Tổng thống Hoa Kỳ), Ulysses S. Grant (Cựu tổng thống Hoa Kỳ), Millard Fillmore (Cựu tổng thống Hoa Kỳ), Warren G. Harding (Cựu tổng thống Hoa Kỳ), Elizabeth Taylor (Nữ diễn viên), Bob Dylan (Ca sĩ), Ervin Johnson (Ngôi sao NBA), Paul McCartney (Ca sĩ), Christopher Reeve (Diễn viên), Michael Jackson (Ca sĩ), Kevin Costner (Diễn viên), Britney Spears (Ca sĩ), John Travolta (Diễn viên), Marie Antoinette (Cựu nữ hoàng của Pháp),

Testonlinefree.com hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết được ISFP là gì cũng như những điều thú vị liên quan đến nhóm tính cách này. Liệu bạn có đang thắc mắc mình có thuộc nhóm tính cách ISFP hay một nhóm tính cách đặc biệt nào khác trong MBTI test, hãy thử làm bài trắc nghiệm tính cách ngay sau đây nhé.

Điểm: 4.8 (295 bình chọn)