Test EQ Là Gì? Kiểm Tra Chỉ Số EQ Online Miễn Phí 100% & Mới Nhất

EQ là gì? Vì sao nên test EQ? EQ với IQ thì chỉ số nào quyết định đến thành công nhiều hơn? Đây hẳn là những câu hỏi mà rất nhiều người tò mò khi những bài kiểm tra EQ đang ngày càng phổ biến khi các chuyên gia đánh giá chỉ số EQ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ không kém gì so với chỉ số thông minh IQ. Nếu bạn đang thắc mắc về EQ thì những thông tin trong bài viết này của Testonlinefree.com sẽ giúp bạn giải đáp từ A đến Z. về chỉ số này.

Nếu bạn muốn thực hiện bài test EQ ngay, Testonlinefree.com xin giới thiệu bài test theo tiêu chuẩn quốc tế, được cập nhật mới nhất vào tháng 08/2023:

✅Số câu hỏi 15 câu
✅Thời gian làm bài 20 phút
✅Hình thức Chọn đáp án đúng với bạn nhất
✅Ngôn ngữ Tiếng Việt
✅Số lượt test thành công 10.853.035 lượt

1. EQ là gì?

Bên cạnh chỉ số IQchỉ số MBTI thì chỉ số test EQ là gì cũng rất được quan tâm bởi chúng có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của một người trong sự nghiệp lẫn cuộc sống.

1.1 Chỉ số EQ là gì?

EQ là từ viết tắt tiếng Anh của Emotional Quotient – chỉ số cảm xúc, đôi khi cũng được gọi là EI (Emotional Intelligence) – trí tuệ cảm xúc. EQ biểu đạt khả năng theo dõi, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và quyết định đến hành vi của người đó.

Nhà lý thuyết gia nổi tiếng Howard Gardner của Harvard đã chia sẻ, chỉ số EQ tượng trưng cho mức độ thấu hiểu của một người đối với người khác, từ đó thúc đẩy hành động, tương tác với xã hội.

Theo nghiên cứu, người có EQ càng cao thì càng bình tĩnh, có khả năng chịu được áp lực trước mọi tình huống, đồng thời họ còn là người giàu tình cảm dễ cảm thông với người khác và biết cách tiết chế, điều khiển cảm xúc bản thân với mọi người. Nhờ suy nghĩ sâu sắc và quyết định cẩn trọng, đúng đắn nên những người có chỉ số test EQ cao thường gặt hái nhiều thành công trong xã hội hơn là trường học.

EQ là gì - Kiểm tra EQ sao cho đúng
EQ là gì – Kiểm tra EQ sao cho đúng

1.2 Thang đo chỉ số EQ thể hiện điều gì?

Cũng giống như IQ, chỉ số EQ cũng được chia thành nhiều thang đo khác nhau, cụ thể:

  • EQ dưới 85 thuộc nhóm EQ thấp, những người này có khả năng sáng tạo kém, thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dân số của thế giới.
  • Chỉ số EQ test từ 86 đến 115 thuộc nhóm EQ trung bình, có khả năng sáng tạo được đánh giá ở mức độ tương đối, nhóm người này chiếm đại đa số trên thế giới.
  • EQ trên 115 đến 131 là người thuộc nhóm có chỉ số EQ cao, thường dễ đạt thành công hơn và chiếm khoảng 15% dân số thế giới.
  • EQ trên 131, là nhóm có chỉ số EQ rất cao và chưa đến 2% dân số thế giới có mức EQ này.

2. Test EQ là gì? Tại sao kiểm tra EQ lại quan trọng?

Test EQ được hiểu là bài kiểm tra bao gồm nhiều câu hỏi khác nhau nhằm đo lường trí tuệ cảm xúc của người thực hiện.

Theo đánh giá thực tiễn, người thông minh nhất (chỉ số IQ cao) chưa hẳn là người thành công nhất trong sự nghiệp và cuộc sống bởi có học vấn cao nhưng nếu thiếu kỹ năng xã hội thì rất khó để quản lý các mối quan hệ nên khó đạt được thành tựu mong muốn. Điều này lý giải tại sao chỉ số cảm xúc EQ lại quan trọng đến vậy/

Các chuyên gia cũng chỉ ra, người có trí tuệ cảm xúc – chỉ số EQ cao sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân họ như:

  • Cải thiện khả năng giao tiếp.
  • Cân bằng cảm xúc, giảm căng thẳng.
  • Dễ dàng kết nối, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp hơn.
  • Nắm bắt thời cơ, tăng cơ hội phát triển trong công việc.
  • Thăng tiến trong sự nghiệp.

3. 5 loại trí tuệ cảm xúc EQ

Trí tuệ cảm xúc EQ được phân thành 5 loại khác nhau, thông qua các bài kiểm tra trắc nghiệm EQ test và nghiên cứu đánh giá thực tế.

3.1 Self-awareness: Tự nhận thức

Hiểu đơn giản thì Self-awareness chính là mức độ tự thấu hiểu bản thân của mỗi người, từ đó nhận ra cảm xúc của mình trước một vấn đề để điều chỉnh/ kiểm soát chúng. Đồng thời, khả năng tự nhận thức còn giúp mỗi cá nhân đánh giá mức độ hiểu biết về sở thích, cảm giác… của bản thân, được ảnh hưởng bởi mức độ nhận diện cảm xúc và sự tự tin.

3.2 Empathy: Sự đồng cảm

Không thể phủ định, đồng cảm là một yếu tố quan trọng tạo nên thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Đồng cảm chính là khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác dù đó là sự khó khăn hay niềm vui, hạnh phúc… Có được sự đồng cảm càng cao thì khả năng nắm bắt đối phương càng chính xác để nhận xét, điều chỉnh hành vi phù hợp.

3.3 Self-regulation: Tự điều chỉnh

Tự điều chỉnh hay còn gọi là tự quản lý cảm xúc giúp bản thân cân bằng được cảm xúc cá nhân để phù hợp với môi trường xã hội. Theo đó, biết cách phát huy và lan tỏa cảm xúc tích cực, đồng thời kiềm chế cảm xúc tiêu cực (bao gồm cả sự xung đột) sẽ giúp người đó cởi mở, dễ dàng chiếm được thiện cảm của những người xung quanh hơn.

3.4 Motivation: Động lực

Ai cũng cần có mục tiêu rõ ràng cùng thái độ tích cực để thúc đẩy bản thân vượt qua trở ngại và đạt được thành tích mong muốn. Chính vì vậy dù quá trình có thể xảy ra những cảm xúc tiêu cực thì nỗ lực là điều cần thiết nhằm điều chỉnh mọi thứ trở nên tích cực hơn, dễ chạm đến thành công hơn.

3.5 Social skills: Kỹ năng xã hội

Các chuyên gia cho rằng, sự phát triển của kỹ năng giao tiếp trong xã hội tương đương với mức độ thành công trong sự nghiệp lẫn cuộc sống, bởi thế giới này đang được kết nối với nhau. Người có kỹ năng xã hội là người có sức ảnh hưởng với người khác, có khả năng giao tiếp truyền đạt thông tin rõ ràng, biết cách đàm phán, xây dựng kết nối để “nuôi dưỡng” các mối quan hệ, làm việc nhóm…

4. Trắc nghiệm EQ và cách cải thiện trí tuệ cảm xúc

Nếu như chỉ số IQ ít bị biến động thì một người có thể cải thiện trí tuệ cảm xúc của họ dù đã trưởng thành, nên nếu kết quả bài test EQ của bạn lúc đầu không cao thì cũng đừng quá tự ti, mọi thứ đều có thể tốt lên nếu được luyện tập đúng cách. Và dưới đây là một số cách để nâng cao chỉ số EQ:

  • Rèn luyện sự tập trung nhằm ổn định tâm trí.
  • Phát huy khả năng lắng nghe, thấu hiểu người khác.
  • Duy trì năng lượng và thái độ sống luôn trong trạng thái tích cực.
  • Tiếp nhận lời phê bình của người khác, tuy nhiên cũng cần sáng suốt chọn lọc thông tin phù hợp.
  • Kiểm soát những kiểm xúc tiêu cực của bản thân, căn bằng cảm xúc.
  • Cải thiện vốn từ vựng trong giao tiếp, thường xuyên giao tiếp với người khác.
  • Đặt bản thân vào vị trí của đối phương để thấu hiểu, đồng cảm, qua đó tăng sự tin cậy trong các tình huống giao tiếp.

5. Các dạng test EQ

Các bài test EQ free hiện nay rất phổ biến, nên rất dễ để thực hiện và tự đánh giá trí tuệ cảm xúc bản thân. Bài trắc nghiệm EQ thường dựa trên 2 dạng là mô hình cảm xúc năng lực ((ability EI model) và mô hình cảm xúc đặc điểm (trait EI model).

  • Mô hình cảm xúc năng lực: Đo lường bằng việc sử dụng tối đa các bài trắc nghiệm EQ liên quan đến hành vi con người.
  • Mô hình cảm xúc đặc điểm: Đánh giá chỉ số EQ test với các câu hỏi tự trả lời nhằm tạo mối liên kết mật thiết với tính cách người thực hiện.

6. 15 dấu hiệu của người có EQ cao

Thông qua các bài test EQ miễn phí tại , ai cũng có thể biết được chỉ số EQ của mình cao hay không. Nếu đã làm bài kiểm tra EQ và muốn thêm thông tin để biết được người có EQ cao như thế nào thì những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn.

  • Suy ngẫm về những cảm xúc: Thường xuyên đặt ra những hỏi sẽ giúp bạn tăng thêm hiểu biết về bản thân nhằm đưa ra quyết định toàn diện và phù hợp hơn. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi cho mình như điểm mạnh/ điểm yếu của tôi là gì? Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến tôi ra sao? Hành động của tôi có ảnh hưởng đến người khác hay không?
  • Biết dừng đúng lúc: Tạm dừng để suy nghĩ thấu đáo vấn đề trước khi đàm phán hoặc hành động giúp bạn tránh khỏi các khoảnh khắc lúng túng hay quyết định chóng vánh thiếu suy nghĩ.
  • Tự kiểm soát suy nghĩ và hành vi: Điều này giúp bạn tạo nên sự hài hòa giữa giá trị bản thân và các mục tiêu, đồng thời tránh được việc trở thành nộ lệ cho cảm xúc của chính mình.
  • Tích cực khi bị phê bình: Chẳng ai thích những phản hồi tiêu cực nhưng bạn hiểu rằng mỗi lời chỉ trích tạo ra cho mình một cơ hội để học hỏi, kể cả khi điều đó không được truyền đạt bằng cách tối ưu nhất, giúp bạn đặt ra mục tiêu: “Làm thế nào để bản thân được tốt hơn?”.
  • Chia sẻ có chọn lọc: Chia sẻ để thấu hiểu là điều cần thiết, tuy nhiên bạn cần theo các giá trị và nguyên tắc vừa đủ, không thể hiện hết tất thảy những điều mình có bởi không phải ai cũng đánh giá cao những điều bạn nói và đủ thời gian để nghe bạn chia sẻ.
  • Luôn thể hiện sự đồng cảm với người khác: Một người có chỉ số EQ cao luôn dễ dàng thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ của người khác bởi họ biết cách đứng vào vị trí của đối phương để nhìn nhận vấn đề, thay vì cố gắng phán xét. Đồng cảm không đồng nghĩa sẽ đồng ý với quan điểm của họ mà là một cách để thấu hiểu, từ đó xây dựng mối quan hệ sâu sắc mang tính kết nối hơn.
  • Khen ngợi người khác: Khao khát được công nhận thành quả là tâm lý chung của nhiều người, vì vậy người có EQ test cao luôn biết cách thỏa mãn nhu cầu đó và bắt đầu tương tác bằng những điều tốt đẹp, để truyền cảm hứng, lan tỏa cảm xúc tích cực.
  • Luôn hữu ích với những lời nhận xét đúng đắn: Thay vì chỉ trích, người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao luôn biết cách thay đổi lời phê bình bằng góp ý mang tính xây dựng, giúp người tiếp nhận thông tin cảm thấy đồng tình thay vì bị tổn thương.
  • Biết nói lời xin lỗi: Điều này thể hiện bạn là người có sự khiêm tốn, dù không phải lúc nào vì bạn sai nên mới xin lỗi mà vì trân trọng mối quan hệ đó nhiều hơn là cái tôi của chính mình.
  • Tha thứ và quên đi: Vì bạn không thể thay đổi mọi thứ đã xảy ra, hãy biết cách tha thứ và quên đi để ngăn việc bạn gây ra tổn thương cho chính mình và người khác, giúp bạn tiến về phía trước với thái độ tích cực nhất.
  • Giữ đúng cam kết: Tạo thói quen giữ lời dù là việc nhỏ nhất sẽ giúp bạn tạo nên hình ảnh là người biết giữ chữ tín để người khác tin tưởng.
  • Quan tâm và giúp đỡ người khác: Việc tốt nghiệp từ trường Đại học nào hoặc những thành tích đáng nể trước đây của bạn ra sao thực sự với nhiều người không quan trọng bằng hành động ở hiện tại. Chính vì thế, biết cách chia sẻ, giúp đỡ và sát cánh bên họ để cùng hoàn thành mục tiêu mới là điều cần thiết để bạn trở thành một nhà dẫn dắt giỏi và tác động tích cực đến người xung quanh.
  • Kiểm soát cảm xúc để bảo vệ bản thân: Ai cũng có những mặt tối và những cảm xúc tiêu cực, người có chỉ số EQ test cao là người biết rõ bản thân đang ở trong tình trạng nào và có giải pháp để khắc phục, tránh rơi vào những hành động tiêu cực.
  • Hiểu rõ điểm mạnh/ điểm yếu của mình: Một người có chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ cao sẽ biết tự nhìn nhận ưu điểm và thiếu sót chính mình để học cách phát huy tối đa năng lực đồng thời cải thiện những điểm yếu để ngày càng trở nên toàn diện hơn.
  • Biết cách động viên chính mình: Nếu bạn là một người có thể tập trung vào mục tiêu để theo đuổi cho đến khi đạt được mục đích, biết tự động viên để bản thân cố gắng thì đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có chỉ số test EQ cao.

7. So sánh sự khác biệt giữa EQ và IQ

Cùng với EQ, IQ hay còn được gọi là chỉ số thông minh cũng là thước đo quan trọng để đánh giá một người, vậy EQ và IQ khác nhau như thế nào? Hãy cùng xem bảng so sánh dưới đây.

Yếu tố Người có chỉ số IQ cao Người có chỉ số EQ cao
Khía cạnh đánh giá IQ là chỉ số thông minh, là thước đo trí tuệ tư duy của một người. EQ là thước đo chỉ số cảm xúc của một người.

Nhờ vào khả năng quản lý tốt cảm xúc nên người EQ cao có đời sống rất lạc quan và chịu được áp lực cực kì tốt.

Điểm mạnh Người sở hữu IQ cao có tư duy vô cùng logic, trí nhớ tuyệt vời, giàu tính sáng tạo, có thể ghi nhớ và tiếp thu mọi thứ rất nhanh chóng trong thời gian ngắn. Người có chỉ số test EQ cao có khả năng quản lý tốt cảm xúc, sống lạc quan, chịu được áp lực tốt, giàu tình cảm, dễ xây dựng mối quan hệ với cộng đồng.
Điểm yếu Có xu hướng cô lập, ít thích sự thân mật với người khác Đôi khi dễ bốc đồng, không làm chủ được cảm xúc, hạn chế trong sáng tạo.
Nghề nghiệp phù hợp Dễ thành công trong công việc học tập. Phù hợp với nghề nghiệp cần tư duy logic như nhà khoa học, nghiên cứu toán học, bác sĩ, kỹ sư, lập trình viên… Người có EQ cao thường dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống hơn là trên sách vở. Họ phù hợp với các công việc như nhà văn, nhà triết học, nhà lãnh đạo, bác sĩ tâm lý…

Chỉ số test EQ và IQ đều là những yếu tố quan trọng và cần thiết với mỗi người. Qua nhiều nghiên cứu các chuyên gia chỉ ra rằng, để trở thành người thành công thực sự trên con đường sự nghiệp lẫn cuộc sống thì một người cần đến 80% EQ và 20% IQ. Theo đó, IQ hỗ trợ tốt cho quá trình tư duy và EQ giúp đưa ra quyết định có tầm nhìn xa mang lại lợi ích chung tốt nhất.

Với những thông tin Testonlinefree.com chia sẻ trên đây của hy vọng mọi thắc mắc về chỉ số test EQ là gì của bạn đã được giải đáp, đồng thời tự biết cách hoàn thiện bản thân, phát huy toàn diện các thế mạnh cũng như cải thiện thiếu sót để đạt được thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.

Hãy thực hiện bài test EQ ngay để trở thành 1 trong 99.999 người thực hiện bài test trong hôm nay tại Testonlinefree.com

Điểm: 4.56 (173 bình chọn)