ISTP là gì? Người thuộc nhóm tính cách ISTP có những đặc điểm gì thú vị? ISTP sẽ phù hợp với những lựa chọn nghề nghiệp nào nhất? Trường hợp bạn đang tìm hiểu về ISTP, một trong 16 nhóm tính cách của MBTI test, thì đây chính là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Hãy cùng Testonlinefree.com khám phá tất tần tật những đặc điểm liên quan đến nhóm tính cách ISTP này ngay sau đây nhé!
1. ISTP là gì?
ISTP là viết tắt của 4 chữ cái tiếng anh đầu tiên gồm Introversion/ Hướng nội, Sensing/ cảm nhận – Khả năng phán đoán, Thinking/ Suy nghĩ và Perception/ Sự nhận thức.
Người thuộc nhóm tính cách ISTP được các chuyên gia gọi bằng những tên gọi như là nhà kỹ thuật hay người thợ thủ công, thuộc nhóm khí chất người nghệ nhân.Đặc trưng cơ bản của nhà kỹ thuật là độc lập, logic, dễ thích nghi, linh hoạt. Nhờ vào khả năng kết hợp hài hòa giữa nhận thức, suy nghĩ từ bên trong, ISTP thường giữ được sự bình tĩnh, tính quân bình trong quãng thời gian dài khiến người thuộc nhóm tính cách ISTP sở hữu nhiều ý tưởng có tính khả thi.
2. Đặc điểm của nhóm tính cách ISTP
Các ISTP sở hữu nhiều tính cách đặc trưng được kết hợp từ các tính cách cụ thể như sau:
- Introversion/ Hướng nội: ISTP thường thích sự yên tĩnh và có xu hướng hạn chế tham gia vào các sự kiện cộng đồng. ISTP có phong cách sống khép kín, có xu hướng dành thời gian ở một mình, những nhà kỹ thuật là khá dễ tính và hòa đồng với mọi người.
- Sensing – Cảm nhận: ISTP có xu hướng sử dụng trực giác của bản thân, cảm nhận của mình để đưa ra nhận định đối với sự vật, sự việc xung quanh. Nhà kỹ thuật huy động tối qua năng lực các giác quan khi cần để giúp bản thân nhìn nhận, xem xét và bày tỏ quan điểm. Ngoài ra, ISTP cũng là người đặc biệt quan tâm đến những chi tiết nhỏ thay vì là tổng thể bức tranh cũng như dành thời gian cho những điều thuộc về hiện tại hơn là những việc thuộc về tương lai.
- Thinking – Lý trí: Bên cạnh việc sử dụng trực giác, ISTP cũng là người dựa vào những yếu tố khách quan mang tính logic, có cơ sở chặt chẽ để ra kết luận hay quyết định hơn là những yếu tố mang tính chủ quan.
- Perception/ Sự nhận thức: Nhà kỹ thuật thường dành nhiều thời gian để quan sát, xem xét, suy nghĩ cặn kẽ trước khi đưa ra đánh giá hay quyết định chứ không phải vội vàng, nhanh chóng đi đến kết luận cho vấn đề nào.
Người thuộc nhóm tính cách ISTP không quá chú trọng vào không gian riêng tư, họ không ngại bày tỏ sự quan tâm, tò mò về công việc của người khác, chính vì vậy, đơi khi điều này cũng khiến các bên xảy ra những cuộc xung đột không đáng có. Họ là những người:
- Cá tính: Nhà kỹ thuật thích thông qua việc thử nghiệm, xử lý, sửa chữa, giải quyết vấn đề hay sáng tạo nhằm phát hiện ra những ý tưởng đột phá. ISTP có xu hướng hứng khởi khi có ai đó quan tâm đến công việc họ đang thực hiện và sẵn lòng để người khác học hỏi, quan sát cách thức họ thực hiện công việc, đương nhiên việc này cũng kèm theo điều kiện là những người khác không được xen vào những quy tắc tự do làm việc của nhà kỹ thuật này. Bên cạnh đó, ISTP cũng là người yêu thích việc chia sẻ và giúp đỡ mọi người.
- Dám khác biệt: Người thuộc nhóm tính cách ISTP là những người khá bí ẩn, họ có khả năng giữ bình tỉnh, xu hướng ít thể hiện tính cách cá nhân, do vậy, ISTP khó được người khác đoán định được suy nghĩ, tâm tư, tình cảm kể cả những người thân thiết trong gia đình hay bạn bè thân thiết. ISTP thường suy nghĩ thấu đáo dựa trên yếu tố thực tế, khách quan kết hợp với sự tận tâm và tính công bằng để đi đến những quyết định quan trọng trong công việc. Tuy vậy, thỉnh thoảng nhà kỹ thuật cũng vẫn có những hành động mang tính bộc phát, có thể là xao nhãng trong công việc hiện tại hay sự táo bạo mà không có những tín hiệu nào trước đó để mang lại cho ISTP những thành tựu trong công việc. ISTP thường trung thành cống hiến cho tổ chức mà họ đầu quân và có năng lực làm việc ổn định cho tổ chức trong một khoảng thời gian dài. Ngoài ra, nhà kỹ thuật thường đối diện với khó khăn nội tại của bản thân chính là hay bắt tay vào việc quá sớm, thỏa hiệp với sự dễ dãi của chính mình, chưa dự đoán được cảm xúc của người đối diện. Chính vì vậy, trong quá trình trải nghiệm cuộc sống và công việc, ISTP sẽ ngày càng tiếp thu được cách thức làm việc cho mình, rèn luyện bản thân và nhận biết những sự khác biệt, cảm xúc của mọi người.
3. Điểm mạnh – Điểm yếu của người thuộc nhóm tính cách nhà kỹ thuật ISTP
Nhà kỹ thuật ISTP có những điểm mạnh, điểm yếu nào? Testonlinefree sẽ bật mí ngay bây giờ.
3.1 Nhóm tính cách ISTP có những thế mạnh nào?
Dưới đây là những điểm mạnh đặc trưng của người mang tính cách ISTP.
- Lạc quan và tràn đầy năng lượng: ISTP tốt tính, lạc quan vui vẻ, tràn đầy năng lượng tích cực và đôi khi trở nên cực kỳ quyết đoán khi bản thân gặp phải sự căng thẳng
- Sáng tạo và thực tế: ISTP có khả năng chuyển biến những lý thuyết khô khan thành những thứ hiện thực hay biến chúng trở nên hoạt động bằng đôi tay kỳ diệu của chính mình. Năng lực ấy có được là nhờ vào trí tưởng tượng không giới hạn của ISTP trong các lĩnh vực thuộc về thủ công hay cơ học.
- Tự phát một cách hợp lý: Nhà kỹ thuật sử dụng tư duy linh hoạt, ứng biến tùy thuộc hoàn cảnh, tình huống cụ thể để có giải pháp thiết thực, nhanh chóng và hiệu quả nhưng tiết kiệm công sức, thời gian. ISTP mang trong mình tính tự phát trong hành động, nhưng họ cũng có đủ sự logic để chuyển biến chúng trở nên hợp lý và phù hợp.
- Tính linh hoạt: Nhờ sở hữu tính linh hoạt, ISTP có thể giải quyết nhiều tình huống khác nhau, thực hiện và đạt được những mục tiêu của cuộc sống.
- Không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng: Người thuộc nhóm tính cách ISTP sở hữu tính “tự phát”, sáng tạo, do vậy mà họ có xu hướng độc lập, không bị những cơn khủng hoảng tác động đến quá nhiều. Một điều khá lạ, họ đôi khi còn có sở thích trải nghiệm chút ít rủi ro về thể chất trong cuộc sống.
- Thoải mái: ISTP sống khá thoải mái bởi họ tập trung vào hiện tại, không để tâm lo lắng nhiều về những gì thuộc về tương lai, do vậy, ISTP thường mang lại sự thoải mái đến cho những người bên cạnh họ.
3.2 Nhược điểm của nhóm tính cách nhà kỹ thuật ISTP
Bên cạnh thế mạnh giúp ISTP thì các ISTP cũng có những nhược điểm nên khắc phục để thành công hơn trong công việc lẫn cuộc sống.
- Bướng bỉnh: ISTP đôi khi trở nên gay gắt và thô lỗ khi đối diện với sự chỉ trích hay phê bình thói quen, nguyên tắc sống của họ. Đôi lúc ISTP dễ dàng bỏ qua những tình huống xung đột, chấp nhận hay cố gắng hài hòa mọi thứ nhưng không có một biểu hiện nhận lỗi hay sự cảm thông nào từ họ.
- Không nhạy cảm: Người thuộc nhóm tính cách ISTP thiên về logic, thành ra họ có xu hướng không nhạy cảm hay không thính về mặt cảm xúc.
- Kín đáo và khó gần: ISTP là những người hướng nội, họ ít khi để lộ cảm xúc và có thiên hướng giữ lại vấn đề cho riêng mình và tự tìm cách giải quyết chúng.
- Dễ chán nản: ISTP thích khám phá mọi thứ theo cách mới lạ, một khi họ đã tìm hiểu cặn kẽ đủ sâu một lĩnh vực họ sẽ có tâm lý mong muốn tìm những điều mởi mẻ, hấp dẫn và thú vị hơn.
- Không thích cam kết: Người thuộc nhóm tính cách ISTP không thích sự ràng buộc hay cam kết dài hạn với bất kỳ điều gì. Vì vậy, ISTP cũng sẽ gặp khó khăn trong khởi đầu mối quan hệ tình cảm lãng mạn với người thương.
- Mạo hiểm: Đi kèm sự bướng bỉnh, ISTP đôi lúc có những hành động mang tính bộc phát, không lường trước được hậu quả khi họ trải qua cảm giác nhàm chán cao độ.
4. Nghề nghiệp phù hợp với ISTP và yếu tố để ISTP thành công
Theo thống kê, những người thuộc nhóm tính cách ISTP phù hợp với những ngành nghề, việc làm bao gồm:
- Chỉ huy tham mưu lục quân, cảnh sát, quân nhân, lính cứu hỏa;
- Thợ mộc, thợ kim hoàn;
- Thiết kế thời trang
- Kiến trúc;
- Đầu bếp;
- Quản trị Kinh doanh;
- Phân tích chứng khoán;
- Tài chính – Ngân hàng;
- Kế toán/Kiểm toán;
- Luật/Pháp lý;
- Nghiên cứu sinh vật, công việc địa chất;
- Phi công, Thuyền trưởng;
- Nhóm ngành Công nghệ thông tin.
Các nguyên tắc sau đây có thể giúp những người thuộc nhóm tính cách ISTP thành công hơn nữa trong công việc lẫn đời sống cá nhân:
- Trau dồi ưu điểm: ISTP hãy tiếp tục và tạo thêm cơ hội để bản thân luyện tập thêm khả năng kiểm soát môi trường vật chất xung quanh vì đây là thế mạnh của một nhà kỹ thuật. ngoài ra, ISTP có thể trải nghiệm các trò chơi giải trí để nhận lại nhiều giá trị tốt đẹp và cảm giác hạnh phúc như đua xe, nhảy múa, hội họa và đừng quên tập luyện thể dục thể thao…
- Khắc phục điểm yếu: Học cách nhìn nhận, chấp nhận rằng không ai có thể biết mọi thứ, ISTP vẫn có những điều chưa hiểu hết, do vậy, nhà kỹ thuật hãy tự nhắn nhủ mình học cách thích nghi với những điều kiện, hoàn cảnh mới và dừng lại việc tự cô lập mình trong thế giới nhỏ của mình.
- Hãy tuân thủ các nguyên tắc của xã hội: ISTP hãy nhắc nhở chính mình và lưu tâm việc tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của xã hội. Việc của tất cả mọi người đều quan trọng, trong đó có cả những ưu tiên, dự định, kế hoạch của ISTP và những vấn đề của cả những người khác trong cộng đồng, do vậy, đừng gạt phăng đi tính quan trọng của những luật lệ, nề nếp, quy tắc dù cho chúng có vẻ không liên quan đến cuộc sống của bản thân.
- Tôn trọng nhu cầu hành động của mình: ISTP hãy chọn đối tác có phong cách làm việc sống với mình, một người không thích nhàn rỗi cũng không phải kiểu người ngồi yên đợi chờ thì cũng không có gì sai. Bên cạnh đó, ISTP cũng nên làm việc một cách tích cực, tràn đầy năng lượng để đảm bảo theo kịp tiến độ với cộng sự nhé.
- Hiểu rõ và thể hiện cảm xúc của mình: Hãy học cách cảm nhận và hiểu biết về cảm xúc của bản thân và người đối diện, một điều khá quan trọng trong cuộc sống. Đôi lúc ISTP sẽ gặp chút khó khăn trong việc thấu hiểu chính mình, điều này cũng hoàn toàn bình thường, do vậy, nhà kỹ thuật hãy cứ mạnh dạn bộc bạch suy nghĩ riêng của mình cho những người trân quý bạn biết. Đây cũng chính là cơ hội để hai bên có thể phát triển mối quan hệ bền vững hơn nữa bởi họ cảm nhận được sự an toàn và chân thành của bạn.
- Đừng e ngại tình yêu: Hãy vượt qua vòng an toàn, ngừng những suy nghĩ không hề đúng, bạn có khả năng yêu và một ai đó phù hợp sẽ yêu bạn. Chưa biết làm điều gì đó không có nghĩa là không thể học cách để thực hiện việc gì, do đó, ISTP à hãy bước tới, bắt đầu một mối quan hệ, tình yêu ấm áp đang chờ đón bạn.
- Nói rõ quan điểm của mình: Thông qua việc trao đổi những ý tưởng, quan điểm, suy nghĩ với mọi người sẽ giúp bạn phát triển cả về kho dữ liệu về kiến thức, cảm xúc và khả năng nhận biết thế giới của chính mình. Điều này còn giúp bạn trở nên hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.
- Hãy rời khỏi vùng an toàn: Điều cần thiết là hãy cho bản thân cơ hội để bước ra khỏi vòng an toàn để chính mình có thể trưởng thành hơn mỗi ngày.
- Hướng đến những điều tốt đẹp nhất: Thái độ tích cực luôn mang lại những kết quả tốt đẹp hơn là cứ thả tâm trí đi theo dòng suy nghĩ tiêu cực. Điều này đúng cho tất cả mọi người. Vì vậy, ISTP hãy tích cực, đứng gặm nhấm bản thân bằng những điều không tích cực nhé.
- Quan tâm đến mọi người xung quanh: ISTP hãy dành thêm thời gian để tìm hiểu và học hỏi nhiều điều đặc biệt từ những người xung quanh từ ý tưởng, thái độ, thứ tự ưu tiên công việc. Tất nhiên, mỗi người đều có những điều khác biệt, hãy tự tìm hiểu xem họ thuộc nhóm tính cách nào để có cách tiếp cận, làm quen, tiến đến thấu hiểu họ hơn và một mối quan hệ chất lượng bắt đầu.
5. ISTP trong các mối quan hệ xã hội
Người thuộc nhóm tính cách ISTP có phong cách giao tiếp kín đáo, xu hướng hành động hơn là lời nói. Bên cạnh việc sở hữu khả năng quan sát thấu đáo, họ cũng rất linh hoạt, nắm bắt trọng tâm vấn đề nhanh và có những kết luận, đánh giá hợp lý. Ngoài ra, ISTP cũng có xu hướng thực hiện nhanh những việc cần làm hơn là chờ đợi, đôi khi họ cũng hơi thiếu kiên nhẫn trong một số tình huống.
- Đối với ISTJ, ESTP, ISFP: ISTP dễ dàng chia sẻ với những người thuộc nhóm tính cách này thông qua những sở thích, hệ giá trị cuộc sống và cách tiếp cận vấn đề.
- Đối với INTP, ISFJ, ESFP, ESTJ: Một mặt, ISTP bị thu hút những người thuộc nhóm tính cách này bằng những đặc tính khác biệt mà nhóm này sở hữu, mặt khác, nhờ có điểm chung mà giữa các bên có thể tạo ra sự cân bằng trong mối quan hệ giữa họ.
- Đối với INTJ, ENTJ, ESFJ, ENTP: Người thuộc nhóm tính cách ISTP sẽ gặp chút ít trở ngại ở giai đầu tiếp cận với những người thuộc các nhóm tính cách trên. Tuy nhiên, trường hợp các bên cho nhau cơ hội đủ dài thì những người thuộc các nhóm tính cách này sẽ nhanh chóng tìm ra được những điểm tương đồng cũng như những điểm đặc biệt khác để cùng bồi bổ cho nhau ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
- Đối với INFP, INFJ, ENFP, ENFJ: Người thuộc các nhóm tính cách này có xu hướng xung đột và đối lập với nhà kỹ thuật, do vậy, các bên sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và nỗ lực hơn trong việc xây dựng mối quan hệ, thông qua đó, cũng chính là cơ hội để ISTP học họi, trải nghiệm, bồi dưỡng cho bản thân ngày càng phát triển hơn.
6. Tính phổ biến của ISTP và những người nổi tiếng sở hữu nhóm tính cách ISTP
Theo thống kê từ khảo sát thực tế, có 5% dân số thuộc nhóm tính cách ISTP, được biết đến là những người rất khó dự đoán tính cách, hành vi. Điểm đặc biệt là phụ nữ – những người không có vai trò điển hình trong việc lao động chân tay, nên cũng khá hiếm gặp nữ giới thuộc nhóm tính cách ISTP.
Cùng Testonlinefree điểm qua một số tên tuổi người nổi tiếng có tính cách ISTP nhé, cụ thể: Diễn viên Clint Eastwood, Cựu Tổng thống Mỹ Zachary Taylor, Phi hành gia Alan Shepard, Phi công Amelia Earhart, Võ sư Bruce Lee, Tom Cruise, Nhà soạn nhạc Frank Zappa…
Về cơ bản, người thuộc nhóm tính cách ISTP sử dụng tính tò mò, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cuộc sống để đưa ra những giải pháp hiệu quả, phù hợp trong công việc cũng như cuộc sống. ISTP cũng cần một môi trường làm việc độc lập, tự do để giữ được lòng nhiệt tình, cảm hứng để tránh những cảm giác quen thuộc, tâm lý chán chường. Hy vọng những thông tin trên đây của Testonlinefree.com đã giúp bạn đọc hiểu được ISTP là gì và những khía cạnh xoay quanh về nhà kỹ thuật này. Hãy cùng làm bài trắc nghiệm MBTI để tìm hiểu về nhóm tính cách của chính mình bạn nhé!
Tóm lược nội dung